Tin tổng hợp

Tóm tắt chương trình chuyển đổi số tỉnh Bến Tre

Các nhiệm vụ trọng tâm

    1. Đảm bảo 100% các ngành hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành trên nền tảng số hóa và vận hành bởi quy trình số. Tạo lập dữ liệu thống kê phục vụ quản lý số liệu chuyên ngành, tổng hợp số liệu chỉ tiêu kinh tế xã hội.
    2. Phát triển Hạ tầng chính phủ số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của Mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để phục vụ kết nối liên thông, sử dụng cơ chế mã hóa và công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh mạng mà Việt Nam làm chủ một cách an toàn, bảo mật.
    3. Thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh, thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền điện tử tỉnh Bến Tre.
    4. Xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh Bến Tre phục vụ phát triển chính quyền số.
    5. Xây dựng Hệ thống quản lý định danh và xác thực người dùng tập trung (SSO) phục vụ cung cấp dịch vụ công cho người Dân và doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre.
    6. Triển khai các ứng dụng nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân. Hoàn thiện Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tận dụng các kênh xã hội để tương tác và gia tăng sự tham gia của người dân. Xây dựng phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại các Sở/ban/ngành, Ủy ban nhân dân các huyện nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các cơ quan nhà nước.

    1. Thành lập BCĐ CĐS cấp huyện, ban hành Kế hoạch/Đề án CĐS cấp huyện.
    2. Hướng dẫn về CĐS cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức họp, hội nghị về CĐS trên địa bàn xã do người đứng đầu chủ trì.
    3. Ứng dụng CNTT phục vụ chỉ đạo điều hành: thư điện tử công vụ, VNPT-iOffice, hệ thống báo cáo, chữ ký số, phần mềm chuyên ngành.
    4. Cung cấp và sử dụng DVCTT mức độ 3,4; tạo kênh tương tác giữa chính quyền và người dân.
    5. 100% các xã/phường/thị trấn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chính quyền số theo mô hình CĐS cấp xã.

    1. Tuyên truyền chuyển đổi nhận thức cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
    2. Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện/thành phố
    3. Các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh cá thể được tiếp cận và được triển khai, thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
    4. 100% các xã/phường/thị trấn triển khai thực hiện được các tiêu chí về kinh tế số theo mô hình CDS cấp xã

    1. Đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số; chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số.
    2. Xây dựng kế hoạch, tổng rà soát và triển khai phương án đảm bảo 100% hệ thống cáp quang được phủ đến tận cấp xã.
    3. Thúc đẩy phát triển không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các chương trình khuyến khích ứng dụng trong xã hội.
    4. Đảm bảo mỗi sở, ngành, địa phương có ít nhất 01 chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chuyển đổi số.
    5. Triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, Giám đốc điều hành các doanh nghiệp.
    6. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.
    7. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
    8. Cung cấp các khoá học đại trà trực tuyến mở (MOOCS) cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số

Văn bản liên quan

Van ban Trung Uong Van ban Bo nganh Van ban cap Tinh

Mục tiêu đến năm 2025

XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ

- 100% dịch vụ công trực tuyến đảm bảo mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau;
- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng;
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh;
- 60% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được số hóa, lưu trữ tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh;
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ

 - Kinh tế số chiếm tối thiểu 10% GRDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 5%;
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 5%;
- Bến Tre thuộc nhóm 30 tỉnh dẫn đầu trong xếp hạng về công nghệ thông tin.

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI SỐ

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ 2024

CHUYÊN ĐỀ: CƠ BẢN CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.

CHUYÊN ĐỀ: LỢI ÍCH CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN

Chuyển đổi số trong xã hội nhằm hình thành xã hội số. Xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người

Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

CHUYÊN ĐỀ: DÀNH CHO LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CHUYÊN TRÁCH VỀ CNTT

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2022 Dành cho Lãnh đạo đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin

Giúp Lãnh đạo các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các bộ, ngành, địa phương nắm bắt kịp thời các định hướng và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về chuyển đổi số trong năm 2022, từ đó có thể tham mưu tổ chức triển khai chuyển đổi số tại cơ quan, địa phương mình.

CHUYÊN ĐỀ: DÀNH CHO ĐỘI NGỦ NÒNG CỐT CĐS CẤP XÃ

Chính quyền xã là đơn vị có quan hệ mật thiết, trực tiếp nhất với người dân trên địa bàn.

Kinh tế xã số là việc vận dụng các nền tảng, các giải pháp công nghệ số vào các hoạt động kinh tế trên địa bàn để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Xã hội xã số là việc đưa công nghệ số, áp dụng những giải pháp số vào cuộc sống hàng ngày.

TÀI LIỆU TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG

Tổ công nghệ số cộng đồng có sứ mệnh hỗ trợ cho người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; giúp người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên và tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân.

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CNTT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Giới thiệu tổng quan về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tổng quan về quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
Giới thiệu những điểm mới của nghị định
Các quy định quản lý dự án ứng dụng CNTT
Các hoạt động ƯDCNTT sử dụng vốn chi thường xuyên

"Chuyển đổi số cho bạn và tôi" của nhạc sĩ An Hiếu, phỏng thơ của tác giả Trần Thị Quốc Hiền là một nhạc phẩm có giai điệu đẹp, ca từ dung dị mà sâu sắc; thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ "Chuyển đổi số trước hết là chuyển đổi nhận thức", "nhận thức đóng vai trò quyết định và người dân là trung tâm của chuyển đổi số".

Nhạc phẩm nhằm thắp lên khát vọng đổi mới, sáng tạo và thủ thách cần phải chinh phục. Khẳng định rõ khát vọng hùng cường, niềm tin chiến thắng, con đường tiến tới thành công sẽ rất gần với chúng ta và việc chuyển đổi số sẽ đem đến cho mọi người những điều kỳ diệu, hãy cùng nhau nắm lấy cơ hội này: cơ hội của Bạn, của Tôi!

Trích: onetouch.mic.gov.vn